Đi xuất khẩu lao động sang Nhật bản theo hình thức Kỹ thuật viên hay thực tập sinh cũng đều nhận được sự quan tâm của các bạn trẻ cũng như các bậc phụ huynh định hướng cho con em bởi những lợi ích mà nó đem lại. Qua đến Nhật bản lao động không chỉ đơn thuần chúng ta làm việc kiếm tiền mà còn là cơ hội để nâng cao kiến thức cho bản thân và học hỏi rất nhiều kinh nghiệm làm việc, tư duy công việc của người Nhật khi tiếp xúc với môi trường làm việc hiện đại. Dưới đây Công ty cổ phần Việt Nhật C&C tổng hợp những ngành nghề được yêu thích gửi tới người lao động tham khảo và lựa chọn cho mình một loại công việc phù hợp để đi tới thành công trong tương lai.
1. Xuất khẩu lao động Nhật Bản chọn ngành nghề nào dễ trúng tuyển?
Theo như công bố mới của tổ chức OTIT hiện tại có 76 ngành nghề được cấp phép tuyển dụng lao động nước ngoài trong đó có lao động Việt Nam. Trong số đó có các ngành nghề chính như:
Chế biến thủy sản: chế biến thủy sản đông lạnh, chế biến thủy sản để làm đồ ăn sẵn
Chế biến thực phẩm: cơm hộp, chế biến đồ hộp …
May mặc: may quần áo nữ và quần áo trẻ em, dệt vải, se chỉ
Cơ khí: bảo dưỡng máy, gia công kim loại, mài sắt …
Kỹ sư, kỹ thuật viên Nhật Bản: Cơ khí, Điện, IT, Xây dựng, Thực phẩm, Hóa ...
Nông nghiệp: chăn nuôi bò sữa, trồng rau trong nhà kính, trồng lúa, …
Xây dựng: giàn giáo, lắp ghép thép kết cấu, ..
Đơn hàng khác: bảo an, sơn, vệ sinh tòa nhà,...
Trong những nhóm ngành nghề trên thì không có nhóm ngành nghề nào là dễ dàng trúng tuyển hoặc quá khó khăn để trúng tuyển đơn hàng. bởi các đơn hàng tỷ lệ thi tuyển sẽ là 3 chọn 1. Do đó, người được chọn sẽ là người phù hợp nhất so với những ứng viên còn lại. Vì vậy, tùy vào khả năng của mỗi người mà sẽ lựa chọn cũng như phù hợp với những đơn hàng ngành nghề khác nhau. Ví dụ nếu bạn có hình xăm chắc chắn khó có thể trúng tuyển đơn hàng chế biến thực phẩm hay những đơn công xưởng nhưng bạn lại có thể dễ dàng trúng tuyển khi tham gia thi tuyển đơn hàng xây dựng đối với Nam, nông nghiệp đối với Nữ. Điều mấu chốt là bạn cần phải đánh giá được khả năng và điều kiện của bản thân sẽ phù hợp với ngành nghề nào, nếu có kinh nghiệm làm việc thì nên chọn đơn hàng đúng ngành nghề mà mình đã có kinh nghiệm để có tỉ lệ trúng tuyển cao nhất.
- Đối với những người có tay nghề, kinh nghiệm làm việc
- Cơ khí: Hàn xì, tiện, phay, bào…
- May mặc
- Xây dựng: Lái máy, xây trát, ốp lát, mộc xây dựng
- Bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
Khi thi lựa chọn các đơn hàng yêu cầu tay nghề, kinh nghiệm làm việc thì bài thi tay nghề sẽ quyết định 70% cơ hội trúng tuyển của ứng viên, 30% còn lại thuộc về tác phong và may mắn.

- Đối với những người chưa có tay nghề
- Chế biến thực phẩm: Cơm hộp, làm bánh, đóng gói thực phẩm… (độ tuổi phù hợp 18 – 30, không nhận TTS có hình xăm)
- Điện tử: Lắp ráp, đóng gói linh kiện điển tử; bản mạch… (độ tuổi phù hợp 19-28, thị lực tốt)
- Nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi (độ tuổi phù hợp 22-32, không nhận rối loạn sắc giác)
- Xây dựng: Chống thấm, Buộc sắt, Sơn xd, giàn giáo… (độ tuổi phù hợp 25-37 tuổi, sức khỏe tốt)
- Đối với lao động hạn chế về bằng cấp
- Chế biến thực phẩm, cơm hộp, nông nghiệp nhà kính, đúc nhựa, điện tử, ô tô .... ưu tiên những lao động có bằng cấp 3
- Nông nghiệp chăn nuôi, đóng gói, xây dựng, cơ khí xây dựng,... những lao động có bằng cấp 2 hoàn toàn có thể tham gia
- Đối với lao động hạn chế về ngoại hình
Tóm lại, người lao động khi có nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản để tăng khả năng trúng tuyển của bản thân nên lựa chọn các ngành nghề phù hợp với các điều kiện cảu bản thân, không nên quá gượng ép chọn những đơn hàng không thích hay không có khả năng đỗ đơn, từ đó rút ngắn được thời gian xuất cảnh.
Hãy liên tục cập nhật chuyên mục đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản mới nhất của chúng tôi để lựa chọn đơn hàng phù hợp nhất với bản thân và đăng ký tham gia ứng tuyển nhé. Chúc các bạn thành công!
Viết bình luận